Thứ Ba, 6 tháng 6, 2017

Cử nhân thất nghiệp cao , vì sao ?

Điều khiến các công ty tuyển dụng đau đầu hiện nay là quá thiếu những nhân sự trẻ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của công việc. Mặc dù tỉ lệ thất nghiệp của những tân cử nhân đã được cảnh báo từ lâu, con số này vẫn không có chiều hướng cải thiện. Vậy đâu là lý do chính ?


Ngó lên quá cao
Mới đây, ngày hội phỏng vấn - tuyển dụng nhân sự dành cho sinh viên do Trung tâm Hỗ trợ sinh viên TPHCM tổ chức đã thu hút hàng ngàn lượt cử nhân và sinh viên sắp tốt nghiệp tham dự.
Bên cạnh một số vị trí việc làm cao cấp như quản lý, chuyên gia kỹ thuật, nhân sự, chuyên viên mạng, trợ giảng tiếng Anh, nhu cầu tuyển dụng tập trung chủ yếu là các ngành nghề tài chính, ngân hàng, nhân viên bán hàng, nhân viên kinh doanh, tổng đài viên...
Tuy nhiên, đến với ngày hội tuyển dụng này, nhiều cử nhân sắp và đã tốt nghiệp 1 - 2 năm vẫn chưa thể tìm được việc làm như mong muốn.
Lý giải điều này, anh Nguyễn Trọng Hoàng, Trung tâm Hỗ trợ sinh viên TPHCM, cho rằng nhiều trường hợp có tâm lý cầm tấm bằng cử nhân thì phải có vị trí cao, mức lương cao, công việc nhẹ nhàng…
Điều này đã khiến họ từ chối nhiều công việc có thể làm ngay để bổ sung kinh nghiệm, kỹ năng.
Theo phân tích của anh Hoàng, ngoài đòi hỏi về chuyên môn, tay nghề, các công ty tuyển dụng nhân sự muốn tìm kiếm ứng viên giỏi ngoại ngữ, có kỹ năng mềm cao như kỹ năng đàm phán thương lượng, làm việc nhóm... và các tố chất khác như chịu khó, ham học hỏi, năng động, giao tiếp tốt, hiểu biết cơ bản về vi tính, văn phòng, trung thực, trách nhiệm, khả năng chịu áp lực cao trong công việc…
Thế nhưng, hành trang mà sinh viên mới ra trường đều “nhẹ” - thiếu, yếu về các kỹ năng mềm này.
Về thực trạng cử nhân thất nghiệp gia tăng mỗi năm, chuyên gia lao động Trần Anh Tuấn (Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo thị trường lao động TPHCM) cho rằng lao động trẻ, có trình độ cao của Việt Nam còn thiếu nhiều kỹ năng đạt chuẩn để tham gia thị trường luân chuyển lao động tự do trong khối ASEAN.
Đào tạo thừa nhưng chất lượng thấp
Theo Th.S Nguyễn Thị Phú, Trung tâm Đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục, có đến 58,2% sinh viên tốt nghiệp không biết xin việc ở đâu, 42% không đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng, 27% không tìm được việc làm vì lý do ngành học không phù hợp với thị trường lao động.
Đáng nói hơn là có đến 18% sinh viên tốt nghiệp những ngành đào tạo mà nhà tuyen dung nhan su không biết đến sự có mặt của nó.
Thực tế này cho thấy lỗ hổng trong công tác cố vấn học tập, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên ở các trường đại học (ĐH). Mặt khác, do giáo dục ĐH lệch hướng, chạy theo số lượng, xem nhẹ chất lượng đào tạo, nhiều cơ sở giáo dục ĐH không chỉ quảng bá sai sự thật để đánh bóng tên tuổi mà còn cho ra lò nhiều sản phẩm “dỏm”, gán mác cử nhân, thạc sĩ.
Và cũng vì chạy theo lợi nhuận, nhiều cơ sở giáo dục vẫn tuyển sinh những ngành nghề mà thị trường lao động đã dư thừa, khiến cho bức tranh thất nghiệp càng thêm trầm trọng.
Thực tế này đã được các chuyên gia giáo dục cảnh báo, nhưng số vụ vi phạm bị Thanh tra Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) thổi còi, xử lý còn ít.
Chính vì thế, trong năm học này, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các cơ sở đào tạo phải công khai kết quả giải quyết việc làm của đơn vị mình. Kết quả này dựa theo các tiêu chí về đánh giá chất lượng đào tạo, sự hài lòng của doanh nghiệp khi sử dụng sản phẩm nhân sự của trường.
Lý giải con số mới khảo sát có trên 95% sinh viên của Trường ĐH Kinh tế có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp, Th.S Phan Ngọc Anh, Phó Trưởng phòng Truyền thông - quan hệ công chúng của trường, cho biết:
“Không chỉ đào tạo theo chương trình tiên tiến và nhập khẩu giáo trình từ nước ngoài, nhà trường chú trọng trang bị đầy đủ kỹ năng mềm, chuỗi kỹ năng hội nhập doanh nghiệp cho sinh viên theo từng năm học thông qua các hoạt động chính khóa, ngoại khóa”.
Tuy mới thành lập nhưng Trường ĐH Lao động - Xã hội cơ sở 2 TPHCM cũng tạo dấu ấn, khẳng định thương hiệu đào tạo với kết quả 94% sinh viên tốt nghiệp có việc làm, trong đó 73% hài lòng vì đúng chuyên môn, sở trường.
Bên cạnh những trường ĐH có uy tín, thương hiệu báo cáo đúng con số sinh viên sau 1 năm ra trường có việc làm đạt tỷ lệ cao thì nhiều trường lại lấp liếm, ảo - thật không rõ ràng.
Cái yếu và thiếu chung của lao động có trình độ cao, cử nhân là chưa theo kịp chuẩn kiến thức đào tạo, kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ bằng tiếng Anh kém, thiếu năng động, tự tin. Vì thế, họ khó có thể hội nhập thị trường luân chuyển lao động tự do thời hội nhập.
Hơn nữa, vì “rào cản” ngoại ngữ yếu, thạc sĩ, cử nhân khó chạm vào cơ hội việc làm ổn định, thu nhập cao trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngay tại Việt Nam, nói chi tham gia thị phần có nhu cầu cao về xuất khẩu lao động là chuyên gia, kỹ thuật, nhân viên chăm sóc sức khỏe.


Để thích ứng với tình hình nhân sự, nhà tuyển dụng cần phải thay đổi


 Xu hướng hội nhập và biến đổi của môi trường kinh doanh đang tạo ra nhiều chuyển dịch trên thị trường lao động, việc tuyển dụng nhân sự chất lượng cao đang dần “nóng” lên. Do đó  nguồn nhân lực chất lượng cao đang ngày càng cạnh tranh quyết liệt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải lưu ý và có giải pháp thích nghi.


Thị trường đầy biến động
Dữ liệu do các công ty tuyển dụng nhân sự tổng hợp cho thấy, sản xuất luôn là lĩnh vực ở vị trí hàng đầu về nhu cầu tuyển dụng, với tốc độ tăng trưởng trong quý IV/2016 là 37%; tiếp đến là lĩnh vực hàng tiêu dùng và bán lẻ 18%, ngân hàng và các dịch vụ tài chính 11%, IT 7%.
Tuy nhiên, đáng chú ý, với những thay đổi của môi trường kinh doanh, xu hướng ứng dụng công nghệ cao vào nhiều ngành nghề , nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao trong quý I/2017 tăng trưởng tới 73% so với cùng kỳ năm 2016.
Top 5 ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao nhất quý I/2017 bao gồm dịch vụ; IT; tài chính và ngân hàng; hàng tiêu dùng và bán lẻ; sản xuất công nghiệp.
Tốc độ tăng trưởng ở nhiều ngành đáng kinh ngạc, đơn cử, trong 3 năm qua, nhu cầu tuyển dụng ngành IT đã tăng gấp đôi với 14.997 việc làm vào năm 2016.
Navigos dự báo, số lượng việc làm năm 2017 sẽ tăng 3,7%, trong đó các công việc có nhu cầu tuyển dụng cao là IT, kỹ sư, kế toán và tài chính, marketing, bán hàng. Bên cạnh đo vẫn các ngành nghề vốn có “truyền thống” sử dụng nhiều nhân sự như: sản xuất, xây dựng, bất động sản, hàng tiêu dùng.
Trong khi đó, nguồn nhân lực của Việt Nam cũng đang có sự biến động mạnh mẽ. Lực lượng lao động tính đến cuối quý III/2016 đạt 54,4 triệu người; tỷ lệ thất nghiệp 2,3% theo số liệu của Bộ Lao động, thương binh và xã hội.
Trong đó, lao động có trình độ tốt nghiệp các trường dạy nghề thấp nhất - đạt 1,98 triệu người; trình độ trung cấp khoảng 2,85 triệu người; cao đẳng 1,66 triệu người; đại học lên tới 4,84 triệu người.
Những sắc màu mới trên thị trường lao động
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và sự chuyển dịch lao động chất lượng cao đã tác động khá mạnh mẽ đến thị trường nhân lực Việt Nam. Chẳng hạn, hiện có 116 quốc gia đầu tư vào Việt Nam với hơn 23.071 dự án tại nhiều lĩnh vực. Nhu cầu tuyển dụng IT ước tính lên tới 80.000 nhân sự/năm, trong khi số lượng sinh viên tốt nghiệp chỉ có 30.000 sinh viên/năm.
Do đó, doanh nghiệp đang phải tập trung đầu tư cho các chương trình phúc lợi cho nhân viên, chú trọng vào công tác động viên và ghi nhận, như đào tạo ở nước ngoài, chính sách làm việc linh động và môi trường hiện đại.
Cùng với đó, cạnh tranh về mức lương đang diễn ra mạnh mẽ trong nhiều ngành nghề, đặc biệt là sản xuất, tài chính ngân hàng, hàng tiêu dùng và bất động sản. Với những yêu cầu về công việc hiện nay, các nhà tuyển dụng nhân sự đều đòi hỏi ứng viên phải có trình độ Tiếng Anh từ cơ bản trở lên.
Với ACE, cơ hội và thách thức trong cộng đồng kinh tế ASEAN đang ngày một rõ rệt. Đối với doanh nghiệp nội địa, thiếu sự đầu quân của nhân sự cấp trung và cấp cao đang là nỗi lo lắng khi số lượng nhân sự này chủ động làm việc cho các doanh nghiệp quốc tế ngày càng nhiều.
Phải biết thích ứng
Về phía các doanh nghiệp, họ có thể tham khảo thông tin về top 3 lý do nhiều nhân sự lựa chọn nước đến để làm việc, qua đó điều chỉnh các chính sách quản trị nhân sự cho phù hợp.
Chẳng hạn, với nhân sự Thái Lan, 44% chọn cơ hội phát triển nghề nghiệp tốt hơn; 43% chọn có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế; 35% chọn cơ hội tìm kiếm việc làm tốt hơn; 35% chọn cơ hội trải nghiệm nền văn hóa khác.
Trong khi đó, với nhân sự Việt Nam, 71% chọn lương thưởng tốt hơn, 62% chọn cơ hội phát triển nghề nghiệp tốt hơn, 40% chọn nơi có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.
Doanh nghiệp cũng cần lưu ý thực trạng về chất lượng của ứng viên, tình trạng thiếu hụt ứng viên giàu kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết. Thực tế, thiếu hụt nhân lực sẽ dẫn đến đánh mất các lợi thế cạnh tranh, chẳng hạn các công ty quốc tế chọn Ấn Độ hoặc Trung Quốc để đầu tư vào ITC hơn là Việt Nam.
Trong bối cảnh của xu hướng start-up, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang tạo cảm hứng cho các công ty khởi nghiệp về IT, đẩy mạnh nhu cầu tuyển dụng và mức cạnh tranh lương, nhiều doanh nghiệp thậm chí đã thay đổi cả quy trình tuyển dụng với tiêu chí đầu vào là tiếng Anh, sau đó mới đến chuyên môn, do quá cần kỹ sư IT giỏi tiếng Anh.
Trong thời đại ngày nay, lòng trung thành của nhân viên cũng là điểm có nhiều thay đổi. Hiện tượng nhảy việc gây nên những thiếu hụt nghiêm trọng cho nhân sự cấp trung khi người lao động không dành đủ thời gian cho một công việc để đạt kinh nghiệm cần thiết. 82% người phụ trách nhân sự của các công ty nước ngoài cho rằng : “Rất khó để tìm được ứng viên phù hợp cho các vị trí lãnh đạo”.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp rất cần lưu tâm đến việc tư vấn tuyen dung nhan su , truyền thông. Điều này sẽ tác động tích cực đến người tìm việc trên các lựa chọn nghề nghiệp; hướng dẫn và động viên người tìm việc tự hoàn thiện bản thân.