Thứ Tư, 31 tháng 5, 2017

Những lời khuyên dành cho nhà tuyển dụng để tuyển được nhân viên giỏi

Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của nhân viên. Nếu bạn là nhà tuyển dụng, cần phải có những kỹ năng phỏng vấn chuyên nghiệp để phân loại các ứng viên.

Hiểu rõ chủ đích của cuộc phỏng vấn:

Tuyển dụng những nhân viên có trình độ và khả năng phù hợp với công việc chính là mục tiêu của hoạt động "săn đầu người" nói chung, nhưng đó không nhất thiết phải là chủ đích của những câu hỏi được đặt ra trong cuộc phỏng vấn.

Ngoài ra, việc tiếp xúc, trò chuyện với ứng viên chỉ là cơ hội để bạn gặp gỡ với nhân viên tiềm năng, tìm hiểu tính cách của họ, đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của họ, xác định xem họ có phù hợp với văn hoá công ty hay không.

Cân nhắc lại chiến lược và kế hoạch phỏng vấn của bạn:

Kiểu câu hỏi chung chung như "Bạn hình dung thử xem mình sẽ như thế nào trong vòng năm năm tới?" thường không giúp bạn hiểu rõ về ứng viên. Trong khi điều bạn quan tâm là họ sẽ hành động ra sao ở một vị trí công việc cụ thể trong những tình huống cụ thể, thì những câu hỏi như vậy hoàn toàn không thích hợp.

Để sàng lọc và tuyển dụng được những nhân viên tài năng, bạn phải đưa ra được các chiến thuật đặt câu hỏi khéo léo và thông minh để khám phá được khả năng, trình độ, điểm mạnh và điểm yếu của từng ứng viên.

Xây dựng một danh sách các kỹ năng mà bạn muốn có ở các ứng viên:

Chỉ sau khi bạn biết chắc là mình đang tìm kiếm những kỹ năng nào ở ứng viên (dễ thích ứng với tập thể, có thể chịu được áp lực công việc, kiên trì, sáng tạo…), bạn mới có thể đưa ra được những câu hỏi sáng suốt, thông minh và đem lại nhiều thông tin cần thiết.

Lập danh sách các câu hỏi phỏng vấn:

Sau khi đã liệt kê các kỹ năng cần thiết cho công việc, bạn cần lên danh sách các câu hỏi mà bạn có thể hỏi trong thời gian phỏng vấn. Bạn nên chú ý đặt nhiều câu hỏi mở để khuyến khích ứng viên hé lộ những chi tiết liên quan đến tính cách cá nhân và kinh nghiệm làm việc trước đây của họ.

Ngày nay, nhiều nhà tuyển dụng sử dụng các câu hỏi dựa trên hành vi (behavior-based questions) để tìm hiểu cách thức ứng viên giải quyết các tình huống khó khăn giả định, từ đó xác định xem họ sẽ phản ứng như thế nào với các tình huống tương tự trong tương lai.

Kiểm tra lại danh sách các câu hỏi phỏng vấn:

Hãy xem xét lại một lần nữa danh sách các câu hỏi phỏng vấn mà bạn định đặt ra cho ứng viên. Một danh sách có sự phối kết hợp giữa các câu hỏi dựa trên quan điểm (opinion-based), câu hỏi dựa trên niềm tin (credential-based), câu hỏi dựa trên kinh nghiệm (experience-based) và câu hỏi dựa trên hành vi (behavior-based) sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về kiến thức chuyên môn và tính cách của các ứng viên.

Nói trước với ứng viên về phương thức phỏng vấn:

Sau khi tự giới thiệu về bản thân và về công ty, bạn hãy nói cho ứng viên biết cấu trúc cơ bản của cuộc phỏng vấn nhằm giúp họ bớt căng thẳng và lo lắng. Khi ứng viên cảm thấy thoải mái, nói chuyện tự nhiên và trả lời chi tiết cho các câu hỏi của bạn, nghĩa là bạn có thể nhận được những thông tin chuẩn xác và đầy đủ về anh ta/cô ta.

Chuẩn bị để trả lời các câu hỏi của ứng viên:

Hãy đảm bảo rằng bạn có đủ thông tin về công ty để trả lời các câu hỏi của ứng viên. Họ có thể hỏi về các chức năng kinh doanh của công ty, về số lượng nhân viên, về kế hoạch kinh doanh trong tương lai, về văn hoá công ty hay bất cứ thông tin nào khác.

Ghi chép:

Khi tiến hành phỏng vấn, bạn cần phải có kỹ năng lắng nghe và ghi nhớ thật tốt. Tuy nhiên việc ghi chép không bao giờ thừa cả. Bạn hãy ghi lại vắn tắt các thông tin chủ yếu của cuộc phỏng vấn, lưu ý tới bất kỳ hành động nào mà bạn cho là đặc biệt, khác thường, cùng những nhận xét sơ lược về từng ứng viên. Việc ghi chép này còn giúp bạn có cơ sở để so sánh các ứng viên với nhau khi đến thời điểm ra quyết định tuyển dụng cuối cùng.

5 bí quyết phỏng vấn bỏ túi cho sinh viên mới tốt nghiệp

Với rất nhiều sinh viên mới ra trường, phỏng vấn xin việc luôn là một thử thách nhiều áp lực bởi sự non nớt về kinh nghiệm hoặc thiếu tự tin về một mặt nào đó. Tuy nhiên, bạn sẽ cải thiện hơn nhiều với 5 bí quyết bỏ túi sau.
Kết quả hình ảnh cho recruitment
1. Làm đẹp lý lịch trực tuyến
Hãy đảm bảo rằng bạn luôn dành thời gian để chỉnh sửa và cập nhật hồ sơ của mình trên các trang mạng xã hội như LinkedIn, Twitter, Google+ và blog cá nhân. Hãy tạo ra một danh sách các ví dụ về những công việc bạn từng làm từ lúc còn đi học , hay trong kỳ thực tập, các khóa học kỹ năng ( nếu có ) hoặc những dự án riêng. Một bản lý lịch trực tuyến có sẵn sẽ giúp nhà tuyển dụng tìm hiểu về bạn nhanh chóng và thuận tiện hơn.
2. Một bản lý lịch truyền thống vẫn luôn quan trọng
Chỉ có mỗi bản lý lịch cá nhân  là chưa đủ, những nó vẫn rất quan trọng. “Bạn cần có một bản hồ sơ giấy với các chi tiết cụ thể cho mỗi công việc cụ thể và một trang thông tin cá nhân trên mạng việc làm LinkedIn cho thấy thông điệp thực sự của bản lý lịch”, Martin Yate, tác giả cuốn sách bạn chạy nhất nước Mỹ “Hãy hạ gục họ: Những bí mật và chiến lược cho người lần đầu đi tìm việc” cho biết. “Cả hai thứ trên đều là những thành phần quan trọng của một đợt tìm việc mới”
3. Đừng ngần ngại bộc lộ cá tính
Điều quan trọng nhất một ứng viên cần nhớ trong quá trình phóng vấn đó là hãy là chính mình”, Alexa Hamill, trưởng bộ phận tìm kiếm ứng viên tại các đại học Mỹ của hãng kiểm toán PricewaterhouseCoopers khẳng định. Cá tính của bạn có thể giúp bạn nổi bật trong đám đông ứng viên.
Khi có quá nhiều người cạnh tranh cho cùng một vị trí với trình độ tương đương, nhà tuyển dụng thường chọn những người khiến họ thấy thú vị khi làm việc cùng.
4. Hãy đặt một vài câu hỏi độc đáo, thông minh
Bà Hamill cũng cho biết thêm rằng, trong một cuộc phỏng vấn “loại câu hỏi một ứng viên tiềm năng đưa ra có thể khiến họ trở nên nổi bật”.
Những câu hỏi lặp đi lặp lại như: “Bước tiếp theo trong quá trình tuyển dụng là gì?” hoặc “Chuyện gì đã xảy ra với người tiền nhiệm của tôi?” cũng chấp nhận được và có thể nhận được những câu trả lời thiết thực.
Nhưng bạn cũng nên thử tạo ra điểm nhấn cho riêng mình bằng những câu hỏi độc đáo, cho thấy bạn đã nghiên cứu kỹ về vị trí này và thực sự hào hứng với công việc. “Những câu hỏi mạnh mẽ cho thấy bạn đã chuẩn bị trước hay chưa, có hiểu về ngành nghề hoặc công việc hay không, có muốn tìm hiểu sâu hơn về các trách nhiệm của mình hay không”, Arlene Vernon, chủ tịch của công ty tư vấn nhân sự và đào tạo HRx, Inc. khẳng định.
5. Hãy tập trả lời các câu hỏi phỏng vấn và ghi âm lại
“Bất kỳ sự tương tác nào mà bạn có chính là bước khởi đầu sự nghiệp với chủ sử dụng lao động mới đều là một cơ hội để gây ấn tượng và phô diễn các kỹ năng, giá trị của bạn”, Hamill nói tiếp. “Cần chắc chắn rằng trông bạn thật tự tin”. Hãy ghi âm lại những câu trả lời của mình và cố gắng loại bỏ các từ “ừ”, “à” trong đó.
“Hãy luyện tập trả lời một cách to, dõng dạc chứ không phải giữ nó trong đầu để câu trả lời của bạn có thể được truyền đi một cách tự tin”, Vernon khuyên. Hãy nhìn thẳng nhà tuyển dụng với cử chỉ tự tin,trả lời rõ ràng chính là những điểm cộng để tạo nên một buổi phỏng vấn thành công.